Admin

Vân - Tuổi Ất Sửu - 1985 - Cung Càn. Nhà ở 230 độ Tây Nam - Khôn Cung - Khôn Hướng. Theo Dịch lý được cách "Địa khởi thiên môn, phú quí xương" Cách này gọi là Diên Niên "phúc Đức" trạch, sao và cung t...

 

Admin

0903397870 - Sinh năm Nhâm Thân - 1992 - Cung Cấn - Vợ Tân Mùi - 1991 - Cung Càn. Nhà ở Đông Bắc thuộc Cấn Cung. Theo Dịch lý được cách "Trùng trùng điệp điệp thê tử thương" Cách này gọi là Phục vị tr...

 

Admin

Cthi - Sinh năm 1986 - Bính Dần - Cung Khôn. Nhà ở hướng Chánh Tây theo Dịch lý được cách "Trạch địa tài long, di tích cư". Cách này gọi là Thiên Ất trạch, Thiên Ất là phúc thần, gia đạo hưng long, tr...

 

Admin

Minh Diệp - Sinh năm 1989 - Kỷ Tỵ - Cung Khôn - Nhà hướng Tây Nam được cách "Trùng địa cô quá chướng gia viên" Cách này gọi là Phục vị trạch - 2 chủ cùng chung một thửa ruộng, dễ làm giàu, ruộng vườn ...

 

Admin

0337735579 - Sinh năm 1990 - Canh Ngọ - Cung Khảm - Vợ Giáp tuất - 1994 - Cung Ly. Nhà ở Hướng Đông được cách "Lôi hỏa pháp tự, đa hành thiện". Cách này gọi là Thiên y trạch, môn chủ tương sinh, lúc đ...

 

vân

ất sửu 1985 nhà hướng tây nam 230 độ con chỉ còn đất bên phải ngôi nhà.con khoan giếng thế nào ạ

 
Xem toàn bộ

cảm mạo

 

      CẢM MẠO là do nhiễm phải khí hậu trái thường của thời tiết mà sinh ra, mùa nào cũng có thể mắc bệnh. Nhất là lúc giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường và ở những người có thể lực yếu, vệ khí kém. 

      Theo thuật ngữ của Đông y thì Cảm là nhiễm phải, Mạo là nhẹ, là lướt qua. Nên khi có bệnh, nếu kịp thời điều trị và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thì có thể tránh khỏi, ít biến chứng. Vì cảm maọ là loại bệnh lý mà tà khí mới xâm phạm ở vùng cơ biểu, da, lông.

       Vùng có khi hậu bốn mùa thì có các thể: Cảm phong hàn, Cảm phong nhiệt, Cảm mạo kiêm thử, Cảm mạo kiêm thấp. Vùng Lâm Đồng thì Cảm Phong Hàn và cảm Phong Nhiệt thường gặp hơn. 

       Cảm mạo là từ ngữ để chỉ tình trạng không thích nghi của cơ thể, với sự trái thường của thời tiết như: Mùa xuân đáng lẽ ấm áp nhưng trời lại lạnh, mùa hè đáng lẽ nóng nực mà trời lại mát, mùa thu đáng lẽ mát mẻ nhưng lại nóng nực, mùa đông đáng lẽ lạnh lẽo mà trời lại ấm. Thời tiết trái nghịch, mưa gió bất thường làm cho cơ thể không kịp thích nghi, tà khí xâm nhập vào gây nên bệnh. 

      Cảm phong hàn và cảm phong nhiệt đều có thể kiêm thử, kiêm thấp và gây bệnh ở cả bốn mùa. Triệu chứng chung của cảm mạo là nghẹt mũi, nói nặng tiếng, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, sợ gió hoặc có sốt, đau mình mẩy dạng nhẹ v.v.  Không nên nhầm lẫn cảm mạo với cảm cúm, trúng hàn, trúng thử. 

      Bệnh cúm -– dân gian quen gọi là cảm cúm, thực ra cảm cúm nặng hơn cảm mạo, thời gian bệnh kéo dài hơn, biến chứng cũng nhiều  hơn, đặc biệt cúm dễ lây lan thành dịch do virus. Đông y gọi đó là thời hành cảm mạo. Biểu hiện của cảm cúm là sốt cao, sợ lạnh, đau đầu, sổ mũi, ho, đau họng, đau nhức mình mẩy - xương khớp, người ủ rũ mệt mỏi. Bệnh cúm điều trị không triệt để dễ biến chứng viêm phổi, hay viêm phế quản Phổi ở người lớn.  Làm suy dinh dưỡng, dãn phế quản hoặc gây tử vong ở trẻ em .

      Chứng hàn thường quen gọi là cảm hàn, do hàn tà xâm nhập đột ngột một cách nhanh, mạnh và vào sâu trong cơ thể, nên thường có các triệu chứng : Tay chân quyết lạnh, ngã lăn, bất tỉnh, miệng lưỡi cứng đơ, hoặc đau bụng như dùi đâm, da môi xanh tím, toát mồ hôi.

       Chứng thử , thường gọi là cảm nắng, là trúng phải nắng nóng khi đi đường xa do trời nắng dữ, hoặc làm việc ngoài trời nắng nóng quá lâu, làm việc trong hầm lò khi thời tiết bên ngoài oi bức v.v… Có thể có dấu hiệu báo trước, hoặc không báo trước như:  Choáng váng mặt mày, lợm giọng buồn nôn, nổi da gà, chảy nước dãi hoặc khô khốc trong miệng, mắt thấy đom đóm xanh đỏ. Các dấu hiệu này thoáng qua nhanh, hay đột nhiên xây xẩm, ngã vật bất tỉnh, mê man, khó thở, thở khò khè, hàm răng nghiến chặt.

      ---  Bệnh cúm . trúng hàn, trúng thử  đều cần phải có sự giúp đỡ của thầy thuốc.

      Chứng cảm mạo như đã nói ở trên, là một bệnh lý hay gặp trong bốn mùa, mà tà khí chỉ  mới xâm nhập vào vùng cạn, vào cơ, biểu, da, lông nên ngoài phương pháp dùng thuốc, người bệnh có thể dùng các phương pháp không dùng thuốc để điều trị, quan trọng là xác định cho đúng bệnh do phong hàn hay phong nhiệt. Sau đó áp dụng đúng cách, thì kết quả điều trị không kém gì phương pháp có dùng thuốc. 

        Cảm phong hàn:

        Triệu chứng:  Sốt nhẹ, sợ gió, sợ lạnh nhiều, đau đầu, không có mồ hôi, nghẹt mũi, tiếng nói nặng, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, ho, người đau ê ẩm, có khi kèm theo bụng đầy, buồn nôn, lưỡi có rêu trắng mỏng, mạch phù hoặc khẩn. Khi bị cảm phong hàn nên nghỉ ngơi, dùng bát cháo giải cảm hay nồi lá xông hơi.

Dân gian ta thường dùng bát cháo giải cảm rất có hiệu quả :

            -  Lá tía tô khoảng 10 ngọn ( thái nhỏ )

            -  Gừng tươi 1 nhánh ( giã nát ) 

            -  Hành 1 củ to ( giã với 1 chút muối ) 

            -  Trứng gà 1 cái ( nếu có )

        Tất cả cho vào bát cháo trắng đang nóng, trộn đều vừa ăn vừa hít thở hơi nóng của cháo. Sau khi ăn cháo xong, đắp chăn cho ra mồ hôi toàn thân là tốt. 

       + Nồi thuốc xông hơi : 

    Tùy điều kiện mỗi vùng mà có thể chọn một số vị sau :

     Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Hương Nhu, Cúc tần, Sả, Lá bưởi, cam, chanh, vỏ quít, gừng, lá tre v.v……

     Những vị thuốc trên có tinh dầu thơm, có tính kháng khuẩn, mỗi nồi xông chọn 5 - 7 loại , mỗi loại chừng một nắm nhỏ là được, đun sôi vài ba dạo rồi xông, khi xông cố tạo cho hơi thuốc tỏa đều toàn thân, nhất là vùng lưng, cổ gáy, đầu mặt( Kinh Bàng Quang ). Khi mồ hôi ra đều ướt áo thì ngừng xông, lau khô thay quần áo rồi đắp chăn nằm nghỉ. Tránh gió lùa hoặc ra ngoài trời lạnh ngay sau khi xông, vì dễ bị cảm hàn trở lại .

       Nồi lá xông rất có giá trị khi bị Cảm Phong Hàn, nhưng chú ý không dùng nồi lá xông khi Cảm Phong Nhiệt, với các triệu chứng như : sốt cao, sợ nóng chứ không sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi, người già yếu thiếu máu, phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh đẻ, người đang đi cầu lỏng v.v. và có các triệu chứng của Cảm Phong Nhiệt ( Như trình bày bên dưới ) thì tuyệt đối không nên xông. 

       Cảm phong nhiệt.

       Triệu chứng : sốt cao, sợ gió, không ra mồ hôi hoặc có ít, đau nhức đầu, mũi khô, họng khô, khát nước, ho khạc đờm trắng đục hoặc vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác, lưởi thon nhọn. Khi bị cảm nhiệt nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nhất là nước cam - chanh.

      + Đông y có bài thuốc mát -  kinh nghiệm chữa chứng phong nhiệt:

       Rễ tranh, Mía lau. Mã đề. Râu bắp; miền Nam có thêm Cây thuốc Dòi. Nấu uống nhiều ngày khi có cảm nhiệt.

       Đánh gió. Xoa bóp. Bấm huyệt là những phương pháp kinh nghiệm không dùng thuốc, rất tốt để chửa cảm nhiệt.

      + Đánh gió: Gừng tươi 1 củ hoặc lá ngãi cứu 1 nắm giả nát xào nóng cho vào tí rượu, dùng vải bọc lại mà chà xát. Cũng có thể dùng 1 quả trứng gà ta luộc chín, khi còn đang nóng bóc vỏ, rồi bọc vào vải sạch với 1 nhúm tóc rối, chà xát lên vùng đầu mặt, vai lưng người bệnh.

      + Xoa bóp bấm huyệt: Để người bệnh ngồi hoặc nằm sấp nơi kín gió, thoa ít dầu lên vùng cần xoa bóp, sau đó thực hiện theo tuần tự: Xoa nhẹ khắp lưng, chủ yếu là làm dịu dần thần kinh ở mặt da, vuốt bóp 2 bên xương sống, cách đường giữa xương sống chừng 2 - 3 phân (Kinh Bàng quang), vuốt mạnh dần từ trên xuống, làm giãn nở các mạch máu cho tới khi da nóng lên và ửng đỏ. Dùng cạnh bàn tay băm băm dọc theo xương sống làm rung cả xương sống, gân cơ, bắp thịt. Thời gian đánh gió ít nhất là 10 phút, nếu ít hơn sẽ không được kết quả như mong muốn ( Nên lưu ý, Đánh gió, xoa bóp hay ấn huyệt đều phải lưu ý không làm trầy sướt da, hoặc cào cho da tím ngắt như các bà thường làm trong dân gian là không tốt. Nó có thể làm hư biểu bì và vỡ mao mạch, không tốt cho cơ thể về sau. )

                                   Kính chúc Quí vị  Vui -  Mạnh -– An khang -– Hạnh phúc.  

                                          LƯƠNG Y PHẠM SỬU ( Mười Su - Đức Trng )

 


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy

THÔNG TIN LIÊN HỆ:   MƯỜI SỬU - ĐỨC TRỌNG
ĐC: 10/3 - An Bình - Liên Hiệp - Đức Trọng - Lâm Đồng 
Email: Luongydkphamsuu@gmail.com | Website: Phongthuyphamsuu.com     ĐT:0949.675.376 - 0968.247.383
Giờ làm việc: Làm việc từ 7h30-21h00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả Chủ nhật, Lễ Tết.