Admin

Vân - Tuổi Ất Sửu - 1985 - Cung Càn. Nhà ở 230 độ Tây Nam - Khôn Cung - Khôn Hướng. Theo Dịch lý được cách "Địa khởi thiên môn, phú quí xương" Cách này gọi là Diên Niên "phúc Đức" trạch, sao và cung t...

 

Admin

0903397870 - Sinh năm Nhâm Thân - 1992 - Cung Cấn - Vợ Tân Mùi - 1991 - Cung Càn. Nhà ở Đông Bắc thuộc Cấn Cung. Theo Dịch lý được cách "Trùng trùng điệp điệp thê tử thương" Cách này gọi là Phục vị tr...

 

Admin

Cthi - Sinh năm 1986 - Bính Dần - Cung Khôn. Nhà ở hướng Chánh Tây theo Dịch lý được cách "Trạch địa tài long, di tích cư". Cách này gọi là Thiên Ất trạch, Thiên Ất là phúc thần, gia đạo hưng long, tr...

 

Admin

Minh Diệp - Sinh năm 1989 - Kỷ Tỵ - Cung Khôn - Nhà hướng Tây Nam được cách "Trùng địa cô quá chướng gia viên" Cách này gọi là Phục vị trạch - 2 chủ cùng chung một thửa ruộng, dễ làm giàu, ruộng vườn ...

 

Admin

0337735579 - Sinh năm 1990 - Canh Ngọ - Cung Khảm - Vợ Giáp tuất - 1994 - Cung Ly. Nhà ở Hướng Đông được cách "Lôi hỏa pháp tự, đa hành thiện". Cách này gọi là Thiên y trạch, môn chủ tương sinh, lúc đ...

 

vân

ất sửu 1985 nhà hướng tây nam 230 độ con chỉ còn đất bên phải ngôi nhà.con khoan giếng thế nào ạ

 
Xem toàn bộ

rắn lục đỏ đuôi

     NHỮNG BÀI THUỐC KINH NGHIỆM

                CHỬA CÁC LOẠI NỌC ĐỘC THƯỜNG GẶP

      Con người thuộc động vật cấp cao, khôn ngoan, nhanh nhẹn, cẩn thận. 

    Tuy vậy ở nhiều trường hợp vẫn bị các giống vật cấp thấp tấn công bằng nọc độc, nhiều khi dẫn đến tử vong hay ít ra cũng đau đớn rất khó chịu.

     Nói chung động vật tấn công con người thì có rất nhiều, ở đây tôi xin đề cập đến một số giống loài mà người địa phương hay bị chúng tấn công, tôi đã từng có kinh nghiệm điều trị.

     Làm việc gần núi rừng, hay bị các loài rắn -  con ong -– con bọ cạp -– con rít -– con sâu vv…

     Gần vườn nhà thì có con mèo, con heo, con cóc, con ngựa. Đặc biệt con người mà cắn con người thì đau nhức vô cùng, vết thương  thường sanh ung thối khó xử lí lắm.

           *** Nói về rắn cắn - Vùng này hay bị rắn Lục cắn.

     Khi bị rắn độc cắn, hạn chế tối đa việc vận động để nọc độc chậm đi vào cơ thể. Nhanh chóng cởi bỏ hết đồ trang sức, vật dụng đeo trên người để tránh bị sưng, phù nề ở vùng đó.

     Một phương pháp sơ cứu thường được mọi người nhắc đến khi bị rắn cắn, là dùng vải garô buộc phía trên vết cắn. Nhưng cách này không được khuyến khích, vì có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch ( nếu garô không đúng cách ) dể gây liệt, thậm chí phải cắt bỏ phần bị cắn.

      Việc rạch nhẹ vết cắn cho máu chảy ra, mục đích loại nọc độc cũng không nên làm, vì dễ gây tổn thương mạch máu, nhiễm trùng.

      Cách tốt nhất là hạn chế tối đa vận động và cần sự trợ giúp của người khác để đi đến cơ sở y tế gần nhất, trường hợp không đủ điều kiện đi bệnh viện, hoặc đường xa đi chưa kịp thì tạm dùng những bài thuốc kinh nghiệm Đông Y, ngoại phương.

     Ở đây tôi nói kinh nghiệm Đông y ngoại phương mà tôi thường cấp cứu cho bệnh nhân.

        -  Rắn lục cũng có mấy giống:

          1/ Rắn lục xanh – Bị rắn lục xanh cắn thì đau nhức vô cùng, vết cắn sưng to, đen bầm. Sau khi xử lí vết cắn, tiếp tục cho uống:

            -  Đọt non cây mây 01 nắm.           hoặc

            -  Thạch hột  01 quả, giã vắt lấy nước mà uống sẽ khỏi.

          2/ Rắn Lục cườm   ( vùng Lâm Đồng ít gặp ).

       Bị rắn Lục cườm cắn thường có đờm kéo lên cổ. Làm nghẹt thỡ mà chết. Khi thấy sôi đờm thường là chết rất nhanh, ở trường hợp này nên đưa đi bệnh viện, càng sớm càng tốt.

       Trong lúc cấp bách -– đường xa có thể dùng : Thanh Đại (bột chàm)  01 lạng.  Trúc diệp (cỏ lá Tre)   07 chỉ.   Bằng sa  ( Hàn the)  02 chỉ.  Tán bột cho uống, mỗi lần 04 chỉ với nước trà.

          3/ Rắn lục đỏ đuôi:  Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có vảy, với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Chiều dài thân của chúng vào khoảng 60 – 81cm.  Theo các nhà sinh vật học, rắn lục đuôi đỏ không hung dữ nhưng nếu bị kích động, chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào. 

       Bị rắn lục đỏ đuôi cắn thì sưng hết cả mình mẩy, có 02 trường hợp tôi gặp, thấy xuất huyết các lổ chân lông và mũi miệng, rất nguy hiểm.

       Rắn lục đuôi đỏ là một trong các loài rắn có nọc độc cực mạnh. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa. Đặc biệt, khi mang bầu, rắn mẹ có nọc độc cao hơn bình thường. Sinh sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong họ nhà rắn lục, Rắn Lục đuôi đỏ là loài duy nhất đẻ con. Sau khi trứng được thụ tinh, rắn mẹ mang thai và rắn con nở ra ngay trong bụng mẹ. Khi các rắn con chui ra qua đường hậu môn, đó cũng là lúc rắn mẹ qua đời. Rắn Lục mẹ khi mang thai rất hung dữ và độc lực của nó ở thời điểm này rất mạnh. 

       Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử. Điều đáng ngại là một con rắn sau khi chết, thậm chí đầu rắn bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ cho đến 90 phút sau khi chết.   

       Theo các chuyên gia, loài rắn độc khi cắn người đều để lại hai dấu vết răng nanh hàm trên. Tuy nhiên vết cắn của rắn lục đuôi đỏ gây bầm nhanh, gây phù nề nhanh vùng vết cắn, nọc độc gây rối loạn hệ tuần hoàn, có thể gây hoại tử da thịt. Nếu không biết cách sơ cứu kịp thời dễ có nguy cơ ngưng tim, ngưng thở có thể dẫn đến tử vong. Còn các loại rắn độc khác cắn người ít gây bầm vết thương, nọc độc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh nên gây tử vong nhanh hơn. 

       Để sơ cứu, trước mắt cần động viên và trấn an người bệnh ít lo lắng hốt hoảng, không để họ tự đi lại. Tháo đồ trang sức ở chi bị cắn như nhẫn, vòng, lắc... để tránh gây chèn ép khi chi đó bị sưng. Bất động chi bị rắn cắn, có thể bằng nẹp, miếng gỗ, que, bìa cứng... Nếu bị cắn ở tay thì cố định bàn tay, cẳng tay, dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ người bệnh. Trường hợp bị cắn ở chân thì cố định bàn chân, cẳng chân, đùi. Có thể dùng dây vải hoặc băng vải cố định 2 chân lại với nhau. Khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ điều kiện cấp cứu. 

       Trường hợp ở quá xa cơ sở y tế thì tạm dùng lá Bù cu vẽ 01 nắm, hoặc dùng Lá và Hoa Nghễ răm.

        Đặc biệt lá và hoa cây Nghễ răm, tôi cho là đặc trị để chữa nọc độc của các loài rắn Lục. Bản thân tôi đã điều trị trên vài chục ca có kết quả tốt.

        Dùng một nắm lá tươi hoặc hoa, giã nát vắt lấy nước uống, Bã thuốc đắp nơi vết cắn.                   Thường 15 phút người bệnh thấy đỡ đau nhức, sau nửa tiếng cho uống lại lần 2 là có thể khỏi 70 - 80%, ít tai biến.

        Để phòng tránh sự có mặt của rắn xung quanh khu vực bạn sinh sống. Nếu nhà có vườn cây, bạn cần chắc chắn bãi cỏ xung quanh nhà luôn được cắt ngắn và sạch sẽ. Điều đó sẽ hạn chế nơi trú ẩn cho rắn lục đuôi đỏ. Tiếp theo, hãy kiểm tra xem xung quanh nhà bạn có bất cứ lỗ hổng hãy các khe nứt nào không. Đó là nơi trú ngụ cực kỳ lý tưởng cho các loài rắn bóng tối như rắn lục đuôi đỏ. Chưa hết, bạn cần loại bỏ sự hiện diện của chuột - con mồi ưa thích của rắn xung quanh nhà mình. Chính loài gặm nhấm này sẽ dẫn dụ rắn tới viếng thăm gia đình nhà bạn. 

       Theo kinh nghiệm dân gian, một trong những bí kíp xua đuổi rắn khỏi vào nhà bằng cách trồng các loài cây như sắn dây, hoa lan tỏi, cây sả, củ nén v.v.….... - những thực vật này là khắc tinh của rắn. 

       Ngoài ra, bạn cũng có thể rắc bột lưu huỳnh xung quanh vườn nhà. Chất này có thể xua đuổi một số loài vật vốn là thức ăn ưa thích của rắn như: ếch, nhái, sâu bọ…   Một hợp chất có tác dụng tương tự bột lưu huỳnh, đó là băng phiến ( thành phần chính là naphthalene). Đây là chất hữu cơ tổng hợp từ hắc ín tỏa ra khí có mùi khó chịu, giúp xua đuổi các loài bò sát như rắn. 

              - Ong đốt:

       Bị ong đốt có ít người không đau, còn đa số là phát sốt. Nhức nhối khó chịu, nhất là ong vò vẽ.

          Dùng măng tre non vài khúc, giã nát đắp vào.

          Hoặc dùng: + Củ ráy  ngứa 1 lát xát lên chỗ đau.

      + Tôi thường dùng gừng, lấy 1 củ Gừng ( Càng già càng tốt ) rữa sạch giã nhuyển vắt nước uống, bã gừng đắp vào vết đốt, sau vài phút là thấy kiến hiệu, giảm đau.

       -  Sâu bắn:  Tức là bị lông sâu ( bọ nẹt ) bắn nhằm da. Có nhiều loại sâu độc cũng gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí phát sốt, khá đau nhức.

       Việc đầu tiên là dùng xà phòng rửa sạch chỗ ngứa rồi hơ lên lửa nóng ( Cho cháy lông sâu ). Sau đó dùng một ít vôi ăn trầu bôi lên là dễ chịu.

       - Rít cắn:  Bị rít cắn có người đau dữ, có người ít đau. Việc đầu tiên là bắt con gà bóp nhẹ cổ cho nó há miệng, chảy ra một ít nước dãi, lấy nước dãi ấy thoa lên vết cắn khoảng 5 -10 phút là khỏi đau.

       -  Bọ cạp cắn :– Kinh nghiệm dân gian, dùng cuống trái bí đỏ để khô, mài với một tí nước – bôi lên ,– hoặc dùng một tép tỏi, giã chung với một tí muối đắp lên là khỏi.

       -  Ở gần nhà con mèo tuy hiền lành nhưng ở vào thế bị tấn công nó cũng cắn. Ở đây tôi nói mèo thường chứ không nói mèo điên ( dại ) như chuyện chó điên ( Dại ).

       -  Mèo cắn:  Đau nhức dữ lắm, dùng giấm nuôi rửa sạch vết cắn, nặn máu độc, rửa bằng Cồn cao độ  cho sạch - – rồi dùng:

                             -   Rau Húng cây một nắm

                             -   Lá môn bạc hà một nắm

                    Hai vị giã nhuyễn, đắp nơi vết cắn sẽ khỏi.

       – Cóc cắn:  Bị cóc cắn vừa đau vừa nguy hiểm, có khi bị sôi đờm

              -   Dùng ớt cay một quả

              -  Vôi ăn trầu một viên bằng quả nhãn.

Hai thứ giã nhuyễn vê lại thành viên lăn lên chỗ đau, vừa lăn vừa hơ lửa, sau nửa tiếng thì khỏi.

        -  Ngựa cắn:  Hay làm độc dữ,

                    -. Dùng ngải cứu một nắm:

                    -  Thịt heo ( trắng )  2 lạng

                    -  Cơm 1 chén

     Ba thứ giã nhuyễn đắp ngay vết cắn nửa ngày thì khỏi.

           - – Heo cắn:  Sưng và đau nhiều, nhất là heo nái cắn

    - Dùng Quy bản ( yếm rùa ) một miếng nướng vàng tán bột trộn dầu mè mà thoa.

           - Người cắn:  Chuyện nghe khó tin, nhưng tôi gặp hơn vài lần rồi.

    -  Dùng nước tiểu trẻ em khỏe mạnh để rửa, sau đó bắt một con nhái rửa sạch, giã nhuyễn với một tí muối đắp nơi vết cắn

              -  Có thể dùng Đại hoàng 3 chỉ

              -  Kim ngân hoa  5 chỉ

                           Sắc nước cho uống để xổ độc

    Trên thực tế tôi không cho đắp con nhái, chỉ cho uống 2 vị thuốc trên đi xổ mấy lần là khỏi.

    Trên đây là một số nọc độc mà con người thường gặp. Nói chung nọc độc có nhiều giống, có loài mang virut dại, cần chú ý như  Heo –- Ngựa -– Mèo – Chó.  Phải hết sức cẩn thận, tránh bị tấn công và theo dỏi thật chặt chẽ khi điều trị, chú ý theo dỏi hiện tượng bệnh dại..

     Khi bị tấn công, tốt nhất nên đưa đến Bệnh Viện điều trị kịp thời . Trong khi chờ đợi đưa đi bệnh viện,hoặc điều kiện đường xa đi lại khó khăn, có thể điều trị tạm thời theo phương pháp kinh nghiệm đơn giản, nhằm hạn chế rủi ro đáng tiếc, nhưng tuyệt đối không được chủ quan.

                                    Mười Sửu - Đức Trọng


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-08-2016 19:27:38 0983898271

Chào chú. Mẹ cháu năm nay 45 tuổi có một cục hạch ở dưới hàm bên phải. Có lúc nằm yên nhưng củng có lúc phát triển. Khi sưng mẹ cháu cảm thấy hơi ngạt. Chú làm ơn đoán thử có hại không ạ. Có phải ác tính không ạ? Và phải trị như thế nào? Mong phản hồi từ chú. Cháu xin cảm ơn

Trả lời

 
Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy Phong Thủy

THÔNG TIN LIÊN HỆ:   MƯỜI SỬU - ĐỨC TRỌNG
ĐC: 10/3 - An Bình - Liên Hiệp - Đức Trọng - Lâm Đồng 
Email: Luongydkphamsuu@gmail.com | Website: Phongthuyphamsuu.com     ĐT:0949.675.376 - 0968.247.383
Giờ làm việc: Làm việc từ 7h30-21h00 tất cả các ngày trong tuần, kể cả Chủ nhật, Lễ Tết.